Cơ bản về chức năng clipping mask trong photoshop


Trong photoshop, ngoài tầm quan trọng không thể bàn cãi của layer mask trong quá trình làm việc với lớp (layer), thì có 1 chức năng nữa chúng ta bắt buộc phải nắm rõ để có thể kết hợp qua lại với layer mask – đó là clipping mask.

Về cơ bản, giữa clipping mask và layer mask có 1 điểm chung là đều sử dụng để ẩn hoặc hiện 1 phần hay toàn bộ tấm ảnh (hay là 1 layer). Chúng có chút khác biệt ở tính tuỳ biến và thao tác trong quá trình làm việc.

Bài lý thuyết sau đây sẽ giúp cho các bạn mới học photoshop hiểu rõ hơn về tính năng này:
Ví dụ ta lấy tấm ảnh ”horse” này để thực hiện bài lý thuyết:

Đầu tiên, chúng ta tạo 1 layer mới nằm bên dưới layer con ngựa kia, sau đó ấn phím U và vẽ 1 hình chữ nhật như sau:

Quan sát bên layer panel, ta sẽ được 2 layer như thế này:

Chúng ta nên nhớ rằng, layer mà ta cần tạo tính năng clipping mask luôn là layer nằm bên trên, và layer bị áp dụng sẽ ở ngay bên dưới nó. Và bây giờ, ta bấm chuột phải vào layer con ngựa, chọn ”Create Clipping Mask”

Sau khi chọn phần tạo clipping mask từ layer con ngựa thì chúng ta hãy để ý giữa 2 layer này sẽ có dạng như sau:

Và kết quả, layer con ngựa sẽ ”nằm lọt” vào trong layer có hình chữ nhật kia, mình dùng chữ ”nằm lọt vào” để cho các bạn dễ hình dung thôi, chứ để giải thích theo ngôn ngữ của bài tut này thì nghĩa là layer con ngựa sẽ hiển thị như thế nào sẽ tuỳ thuộc vào cái hình chữ nhật kia, hay nói cách khác thì layer hình chữ nhật chính là phần mask của layer con ngựa:

Trường hợp nếu như ta tắt con mắt hiển thị (Indicate layer visibility) của layer hình chữ nhật thì đồng thời layer con ngựa cũng sẽ bị vô hiệu hoá theo, vì trong trường hợp này layer hình chữ nhật sẽ đóng vai trò là 1 layer mẹ, và layer con ngựa chỉ là 1 phần tử của nó thôi.

Nói như vậy nghĩa là có thể sẽ có nhiều hơn 1 layer phần tử kia nữa, và trong khi đó thì layer mẹ chỉ có 1 thôi.

Và trường hợp nếu ta chỉ tắt con mắt hiển thị của layer con ngựa kia thì layer hình chữ nhật vẫn trong tình trạng được sử dụng bình thường, nhưng ta sẽ không thể thấy hình ảnh con ngựa được hiển thị thông qua layer hình chữ nhật được.

Bây giờ chúng ta thử dùng move tool để di chuyển layer con ngựa qua trái hay qua phải xem sao, kết quả là nó cũng sẽ nằm gói gọn trong cái hình chữ nhật kia thôi

Nếu ta di chuyển layer con ngựa ra ngoài phạm vi của hình chữ nhật thì trông sẽ như thế này:

Bây giờ thử thay hình chữ nhật thành 1 hình tròn để chúng ta có thể hiểu và hình dung kết quả thêm trực quan và rõ ràng hơn.

Nhưng như thế không có nghĩa là layer hình tròn kia sẽ nằm cố định, chúng ta vẫn có thể di chuyển nó để có những kiểu hiển thị khác nhau:

KẾT LUẬN:
Với lý thuyết cơ bản về chức năng của clipping mask trong bài viết này thì chúng ta có thể áp dụng nó vào việc lồng ghép ảnh nghệ thuật hay chỉ đơn giản là tăng thêm tính sáng tạo khi làm việc của bạn hơn trong photoshop

Bình luận về bài viết này