Hướng dẫn copy tone màu từ ảnh này sang ảnh khác bằng Match Color

Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn mới học photoshop cách đơn giản nhất để copy tông màu của ảnh này sang ảnh khác chỉ với 1 bước nhỏ bằng lệnh match color
Tuy nhiên các bạn nên hiểu rằng, cách này không phải là tốt nhất để nháy tone màu hoàn hảo, nó chỉ đơn thuần là copy và paste. Trường hợp để nháy 1 tone màu của 1 ảnh bất kỳ, ta phải có những phương pháp nâng cao hơn, cái đấy thì sau này mình sẽ có 1 bài viết chuyên sâu hơn

Bắt đầu nhé
Để thực hiện được lệnh này, tất nhiên là chúng ta phải có ít nhất là 2 tấm ảnh ( đó là trường hợp ta cần lấy màu từ ảnh này sang ảnh kia, vẫn còn trường hợp chỉ có 1 ảnh, nhưng ảnh đó có từ 2 layer trờ lên )
Và trong ví dụ này, mình có 1 ảnh làm nguyên liệu (nghĩa là ta sẽ lấy tone màu từ ảnh này) và 1 ảnh cần áp dụng lệnh ( là ảnh ta sẽ paste tone màu vào)

Đầu tiên ,để tiện hơn trong quá trình làm việc, các bạn vào Window>Arrange>2-up Horizontial

Cách sắp xếp này nhằm cho ta dễ quan sát giữa before & after hơn.

Tìm đến lệnh Image>Adjustment >Match Color

Khi hộp thoại được mở ra, các bạn cần chú ý 2 mục quan trọng là TargetSource, trong đó Target là ảnh cần áp dụng, Source là ảnh nguyên liệu

Tại mục Source, chúng ta sẽ chọn đến ảnh nguyên liệu cho đến khi cái thumbnail hiện ra ảnh nguyên liệu là ok
Chú ý mục Layer, nếu ảnh nguyên liệu có từ 2 layer trờ lên thì ta phải xác định layer nào cần lấy làm nguyên liệu

Sau đó, ta chỉ cần điều chỉnh 3 thanh trượt bên trên để kết quả được tốt hơn
Luminance: Chỉnh độ sáng
Color Intensity: Chỉnh độ bão hoà màu
Fade: Thông số cần áp dụng, nghĩa là chúng ta cần áp dụng bao nhiêu % màu lên ảnh kết quả
Hộp kiểm Neutralize: Nó sẽ giúp trung hoà phôi màu sai của ảnh (ám màu)

Và đây là kết quả của chúng ta:

Kết luận:
Như mình đã nói ở trên, với cách làm này sẽ không cho kết quả tốt nhất để nháy tone màu, nhưng qua bài viết này chúng ta sẽ biết phương pháp làm việc của lệnh Macth Color để có thể kết hợp với các phương pháp khác và cho ra thành phẩm tốt nhất.

Lý thuyết cơ bản về Layer Palette

Layer Palette (các phiên bản trước gọi là layer panel) nghĩa là 1 cái bảng layer, là nơi dùng để chứa layer và các tool dùng để hiệu chỉnh liên quan đến layer.
Layer Palette mặc định thường được đặt ở phía bên phải trong workspace, cũng tuỳ vào cách sắp xếp và làm việc của mỗi người, cũng có người thường đặt ở phía tay trái của workspace

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả các thành phần nằm trong bảng layer này, chúng ta hãy nhìn vào ảnh dưới đây để hình dung dễ hơn.

1. Phần này chúng ta cứ hiểu là nơi chứa các tab (ngoài tab layer mặc định ra), để dễ hình dung các bạn hãy tưởng tượng nó giống như các tab trong 1 trình duyệt vậy, chúng ta có thể thêm nhiều tab vào chỗ này hoặc kéo mỗi tab ra làm 1 panel nhỏ nằm độc lập, ví dụ xem hình bên dưới:

2. Ô tìm kiếm theo kiểu từng đặc tính của layer, trong những trường hợp bạn phải làm việc với số lượng layer lớn thì có thể dùng công cụ này để tìm kiếm được dễ dàng hơn
3, Chế độ hoà trộn (Blending Mode) của layer
4. Những tuỳ chỉnh dùng để khoá layer (lock layer)
5. Con mắt hiển thị
6. Link liên kết giữa layer và phần mask của nó.
7. Ảnh thu nhỏ của layer (Thumbnail)
8. Menu xổ xuống của các thiết đặt cá nhân cho layer palette.
9. Bộ lọc layer (Filter), cái này chúng ta có thể kết hợp với ô tìm kiếm layer để cho ra kết quả tốt nhất.
10. Opacity
11. Fill
12. Background layer.
13. Xoá layer
14. Tạo 1 new layer
15. Tạo 1 group layer
16. Tạo 1 adjustment layer (lớp điều chỉnh)
17. Tạo layer mask
18. Tạo style cho layer
19. Link liên kết giữa các layer
20. Layer mask.

Tìm hiểu về các tuỳ chỉnh Layer Panel trong Photoshop

Trong bài lý thuyết này chúng ta sẽ tìm hiểu toàn bộ về các tuỳ chọn quan trọng của layer panel – là 1 phần nhỏ của hệ thống layer panel


Tìm đến mục layer panel options ở đâu ? Các bạn chú ý cái icon nhiều dấu gạch ngang phía bên tay phải của layer palette, rồi nhấp vào nó.

Khi xuất hiện pop-up menu, chúng ta tìm đến mục Panel Options…

Bảng layer panel options sẽ xuất hiện, nó chính là phần tuỳ chỉnh dành riêng cho layer panel:

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về từng phần trong này, nếu các bạn chú ý kĩ sẽ thấy trong bảng tuỳ chỉnh này chúng được chia nhỏ ra thành 3 phần khác nhau (những đường kẻ mờ mờ khoanh vùng ấy) và chúng ta có thể thấy rõ 3 phần ở đây là Thumbnail Size, Thumbnail Contents,và phần còn lại là 3 tuỳ chọn nhỏ khác nằm dưới cùng.

1/ Đầu tiên chúng ta xét mục nhỏ Thumbnail Size trước nhé, mục này chỉ đơn giản là điểu chỉnh kích thước của cái thumbnail ( ảnh thu nhỏ) của layer, lưu ý là ảnh thu nhỏ của layer càng lớn thì nó càng ngốn bộ nhớ của photoshop nhiều hơn, vì thế mình khuyên chúng ta nên chọn ở mức đủ nhìn là được, không cần phải quá to, ảnh thumbnail quá to thì sẽ vừa khó quan sát hết các layer và vừa ngốn bộ nhớ photoshop  nhiều hơn.

Một cách khác để tuỳ chỉnh thumbnail của layer nhanh hơn là các bạn rê chuột vào cái thumbnail và click chuột phải sẽ xuất hiện menu tuỳ chọn như sau:

2/ Tiếp theo đến mục con thứ 2 , nó chính là Thumbnail Content, mục này nó sẽ điều chỉnh về tình trạng của cái thumbnail trong quá trình làm việc.
_”Layer Bounds” chỉ cho phép giới hạn trong khuôn khổ là cái thumbnail mặc cho ta điều chỉnh như thế nào
_”Entire Document” cho phép kiểu hiển thị song song với hành động của ta, có thể vượt ra ngoài khuôn khổ của thumbnail

Ví dụ 1 với tuỳ chọn Layer Bounds :
Ta di chuyển layer bên ngoài kia nhưng để ý thấy cái thumbnail vẫn không thay đổi, nó chính là giới hạn của tuỳ chọn này

Ví dụ 2 với tuỳ chọn ”Entire Document”:
Ta vẫn di chuyển layer như bên trên nhưng hãy để ý thấy cái thumbnail cũng sẽ di chuyển theo tương ứng với vị trí của layer ở ngoài, tất nhiên là trong giới hạn của canvas mà chúng ta đang làm việc

3/ Và cuối cùng, chúng ta sẽ xét đến phần thứ 3, nó chính là 3 tuỳ chọn nhỏ nằm dưới cùng:

Tuỳ chọn ”Use default masks on fill layers” cho phép sau khi ta tạo 1 fill layer hay là 1 adjustment layer có kèm theo 1 layer mask hay không.
Xem hình bên dưới, Fill Layer là 3 mục ở trên cùng, còn lại bên dưới còn lại chính là những Adjustment Layer
Nếu ta đánh dấu vào tuỳ chọn ”Use default masks on fill layers” thì sau khi tạo 1 fill layer như thế này thì nó sẽ kèm theo 1 layer mask
Nếu ta bỏ chọn tuỳ chọn ”Use default masks on fill layers” thì nó sẽ không có layer mask kèm theo
Tiếp theo là đến tuỳ chọn ”Expand New Effect”, cái này thì đơn giản thôi, sau khi ta thêm 1 style vào 1 layer bất kỳ thì nó có hiển thị cái style mà mình vừa thêm hay không

Và cuối cùng là tuỳ chọn ”Add copy to copied layer and group”, nghĩa là mặc định khi ta nhân đôi 1 layer hay 1 group, thì những layer hay group đó sẽ được đặt tên theo kiểu tăng dần 0-1-2-3…..

Và nếu bỏ tuỳ chọn này thì layer hay group vừa nhân đôi sẽ có tên giống y chang layer hay group gốc.

Kết Luận:
Qua bài lý thuyết nhỏ này, chúng ta sẽ nắm rõ được những tuỳ chỉnh của layer panel nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình phải làm việc với 1 số lượng layer lớn, giúp ta quản lí và sắp xếp layer thêm khoa học.

Cơ bản về chức năng clipping mask trong photoshop


Trong photoshop, ngoài tầm quan trọng không thể bàn cãi của layer mask trong quá trình làm việc với lớp (layer), thì có 1 chức năng nữa chúng ta bắt buộc phải nắm rõ để có thể kết hợp qua lại với layer mask – đó là clipping mask.

Về cơ bản, giữa clipping mask và layer mask có 1 điểm chung là đều sử dụng để ẩn hoặc hiện 1 phần hay toàn bộ tấm ảnh (hay là 1 layer). Chúng có chút khác biệt ở tính tuỳ biến và thao tác trong quá trình làm việc.

Bài lý thuyết sau đây sẽ giúp cho các bạn mới học photoshop hiểu rõ hơn về tính năng này:
Ví dụ ta lấy tấm ảnh ”horse” này để thực hiện bài lý thuyết:

Đầu tiên, chúng ta tạo 1 layer mới nằm bên dưới layer con ngựa kia, sau đó ấn phím U và vẽ 1 hình chữ nhật như sau:

Quan sát bên layer panel, ta sẽ được 2 layer như thế này:

Chúng ta nên nhớ rằng, layer mà ta cần tạo tính năng clipping mask luôn là layer nằm bên trên, và layer bị áp dụng sẽ ở ngay bên dưới nó. Và bây giờ, ta bấm chuột phải vào layer con ngựa, chọn ”Create Clipping Mask”

Sau khi chọn phần tạo clipping mask từ layer con ngựa thì chúng ta hãy để ý giữa 2 layer này sẽ có dạng như sau:

Và kết quả, layer con ngựa sẽ ”nằm lọt” vào trong layer có hình chữ nhật kia, mình dùng chữ ”nằm lọt vào” để cho các bạn dễ hình dung thôi, chứ để giải thích theo ngôn ngữ của bài tut này thì nghĩa là layer con ngựa sẽ hiển thị như thế nào sẽ tuỳ thuộc vào cái hình chữ nhật kia, hay nói cách khác thì layer hình chữ nhật chính là phần mask của layer con ngựa:

Trường hợp nếu như ta tắt con mắt hiển thị (Indicate layer visibility) của layer hình chữ nhật thì đồng thời layer con ngựa cũng sẽ bị vô hiệu hoá theo, vì trong trường hợp này layer hình chữ nhật sẽ đóng vai trò là 1 layer mẹ, và layer con ngựa chỉ là 1 phần tử của nó thôi.

Nói như vậy nghĩa là có thể sẽ có nhiều hơn 1 layer phần tử kia nữa, và trong khi đó thì layer mẹ chỉ có 1 thôi.

Và trường hợp nếu ta chỉ tắt con mắt hiển thị của layer con ngựa kia thì layer hình chữ nhật vẫn trong tình trạng được sử dụng bình thường, nhưng ta sẽ không thể thấy hình ảnh con ngựa được hiển thị thông qua layer hình chữ nhật được.

Bây giờ chúng ta thử dùng move tool để di chuyển layer con ngựa qua trái hay qua phải xem sao, kết quả là nó cũng sẽ nằm gói gọn trong cái hình chữ nhật kia thôi

Nếu ta di chuyển layer con ngựa ra ngoài phạm vi của hình chữ nhật thì trông sẽ như thế này:

Bây giờ thử thay hình chữ nhật thành 1 hình tròn để chúng ta có thể hiểu và hình dung kết quả thêm trực quan và rõ ràng hơn.

Nhưng như thế không có nghĩa là layer hình tròn kia sẽ nằm cố định, chúng ta vẫn có thể di chuyển nó để có những kiểu hiển thị khác nhau:

KẾT LUẬN:
Với lý thuyết cơ bản về chức năng của clipping mask trong bài viết này thì chúng ta có thể áp dụng nó vào việc lồng ghép ảnh nghệ thuật hay chỉ đơn giản là tăng thêm tính sáng tạo khi làm việc của bạn hơn trong photoshop

8 kỹ năng cần thiết mỗi Graphic Designer cần phải có

Trong kỉ nguyên của kĩ thuật số hiện đại, 1 người khách hàng dần dần sẽ không quan tâm đến những kiểu văn bản thuần tuý dùng để miêu tả về sản phẩm hay dịch vụ của bạn nữa, mà chính là những hình ảnh hấp dẫn và thú vị sẽ quyết định người khách đó có bỏ thêm 1 một ít thời gian nữa để lướt hết website của bạn hay không ?

Là 1 designer, thì bản thân bạn phải hiểu rằng hình ảnh quan trọng như thế nào đối với thị hiếu của người khách, và cũng chính hình ảnh sẽ nói lên kĩ năng của bạn có chuyên nghiệp hay không.
Sau đây là 8 kỹ năng cần thiết mà mỗi designer cần phải có, nếu bạn thực sự muốn nổi trội hơn trong nghề thiết kế đồ họa này!

1. Phác thảo ý tưởng sáng tạo

Một designer giỏi phải biết ”làm nhiều hơn nữa” với những thứ đã có sẵn, đã tồn tại… Một designer giỏi phải biết ”sáng tạo ra”.
Biết phác thảo ý tưởng của mình ra giấy và hoàn thành nó trên máy tính là 1 trong những kĩ năng cần thiết hàng đầu của 1 designer, vì thế bạn cần phải có 1 chút tài vẽ tay nữa nhé.

2.Typography

Nghe có vẻ như đây chỉ là thứ yếu đối với bạn, nhưng thực sự nó là 1 nhân tố không thể tách rời đối với kỉ nguyên kỹ thuật số này.Khách hàng phản ứng tích cực hay tiêu cực đến các phông chữ tùy thuộc vào cách chúng có phù hợp với nội dung và hình ảnh trên website của bạn hay không. Dù sao đi nữa, là 1 designer thì bạn phải có kiến thức về font-family, line-height,tracking và nhiều hơn nữa.
Typography là ngôn ngữ của văn bản trong thiết kế đồ họa, 1 designer chuyên nghiệp cần phải thông thạo nó.

3. Thông thạo các phần mềm về thiết kế (Photoshop, Illustrator, InDesign,…)

Ở đây các bạn phải lưu ý từ ”các”, nghĩa là bạn phải thông thạo ít nhất từ 2 đến 3 phần mềm vế thiết kế, vì nó có sự hỗ trợ qua lại phục vụ cho công việc của bạn, hoặc ít ra thì bạn không muốn bị tụt hậu so với designer khác vì vốn kiến thức của mình.

4. Am hiểu về các phần mềm thiết kế đa phương tiện:

Đôi khi, khách hàng của bạn cần nhiều hơn là 1 hình ảnh thiết kế đơn thuần, nếu họ nói họ muốn 1 sản phẩm về animation thì sao, chưa kế đến nào là tích hợp ngôn ngữ lập trình, các yếu tố giao diện, và cả infographics. Bạn sẽ cần phải học thành thạo 1 soft chẳng hạn như Acrobat nếu bạn muốn phát triển những dự án phức tạp và phong phú hơn theo nhu cầu của khách hàng.

5. Kiến thức về màu sắc

Cái này thì khỏi phải bàn, cũng như 1 người hoạ sĩ, bạn không thể cầm cọ lên để vẽ nếu như bạn không biết chút gì về kiến thức của màu sắc, độ tương phản của màu này như thế nào, hoà trộn ra sao, màu này đứng cạnh màu kia có bắt mắt hay không…
Đôi khi 1 người khách hàng khó tính và có chút hiểu biết về màu sắc sẽ cảm thấy khó chịu với cách phối màu thiếu chuyên nghiệp trên website hay dịch vụ sản phẩm của bạn, khi đó tất nhiên nhiều khả năng là họ sẽ tìm 1 designer khác

6. Thiết kế web/ kiến thức cơ bản về HTML & CSS

Bạn nghĩ rằng là 1 designer thì không cần phải học về mảng lập trình, đó là 1 sai lầm đấy. Có thể bạn không cần phải biết quá chuyên sâu về nó (cái đó dành cho 1 lập trình viên thì đúng hơn) nhưng với 1 lượng kiến thức cơ bản về HTML&CSS thì nó sẽ giúp ích khá nhiều cho công việc design của bạn đấy. Với kĩ năng này thì cơ hội mở rộng việc làm sẽ lớn hơn rất nhiều.

7.Layout/Tối ưu hoá chuyển đổi

Gỉa sử bạn đang thiết kế 1 website bán hàng hay 1 mảng nào đó, thì việc bạn sắp xếp bố cục và tổ chức các yếu tố sao cho hợp lí và khoa học là 1 điều rất quan trọng, nó sẽ dẫn dắt khách hàng đến với các mục hay trang khác được dễ dàng hơn
Ngoài ra, bạn còn phải biết tối ưu hoá sự chuyển đổi giữa các thành phần trong website với nhau được trơn tru.

8.Thiết kế in ấn

Mặc dù với các guồng máy in ấn kỹ thuật số ngày càng chất lượng hơn và được cải thiện nhiều hơn, nhưng như thế không có nghĩa là nó sẽ cho ra 1 thành phẩm in đúng ý bạn. Vì thế, có kiến thức về không gian màu (space color) tách màu, quy trình in ấn… sẽ không dư thừa đối với bạn đâu

Bản quyền biên dịch thuộc về WindBlog
Nguồn: Internet

Roberto Pavic và những tác phẩm nhiếp ảnh đen trắng HDR mạnh mẽ


Roberto Pavic, ông còn được gọi là roblfc1892, là 1 nhiếp ảnh gia đã đoạt được nhiều giải thưởng danh giá. Ông sinh tại Zagreb, Croatia, năm 1979.
Lần đầu tiên ông sử dụng chiếc máy ảnh là để ghi lại cuộc sống riêng tư của chính mình. Thời gian sau đó ,ông bắt đầu con đường đam mê của mình – đi du lịch và chụp ảnh. Phong cách đặc trưng của ông là thể loại ảnh trắng đen kết hợp với HDR để cho ra những tác phẩm mạnh mẽ ảo diệu. Ông có 1 bộ sưu tập của riêng mình trên trang chính của Photomatix .
Sau đây là những tác phẩm của ông


10 nhiếp ảnh gia vĩ đại có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với nghệ thuật nhiếp ảnh

Đây là bài trích từ tạp chí “Asian Photography” ấn bản hồi đầu năm 2016. Bài viết điểm lại những huyền thoại về nhiếp ảnh đã mở ra con đường thế giới nhiếp ảnh. Hoạt động hoặc công trình ảnh của họ đã thực sự ảnh hưởng lâu dài đến quảng đại quần chúng, và những tác động tích cực ấy đã ghi dấu ấn sâu đậm lên các thế hệ những người chụp ảnh. Tuy có rất nhiều nhiếp ảnh gia khác cũng có ảnh hưởng đối với thế giới chụp ảnh theo cách riêng của họ, nhưng tạp chí này nhận thấy sự đóng góp của mười hình tượng này đối với nghệ thuật nhiếp ảnh là vô tận, và bài viết này là một bày tỏ niềm kính trọng đối với di sản họ để lại.

HENRI CARTIER BRESSON
Trong nhiếp ảnh, điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể là đề tài lớn lao, một chi tiết nhỏ liên quan đến con người có thể là yếu tố chủ đạo.” ​

Sinh ngày 22/8/1908, tại Chanteloup, Seine-et-Marne, Cartier-Bresson được coi là bậc thầy về nhiếp ảnh ngẫu hứng. Ông bắt đầu chụp ảnh vào năm 1931, sau khi khám phá và rút ra được niềm cảm hứng từ một bức ảnh của Martin Munkacsi, phóng viên ảnh người Hungary, trên một tạp chí nghệ thuật, và từ đó trở đi ông quyết định tập trung vào nhiếp ảnh. Ông sắm chiếc máy ảnh Leica đầu tiên của mình và cùng với một người bạn đi du lịch khắp châu Âu vào năm 1932. Ông cùng với Robert Capa, George Rodger, David ‘Chim’ Seymour và William Vandivert thành lập nhóm Magnum vào đầu năm 1947. Cuốn sách đầu tiên của ông, cuốn “Khoảnh Khắc Quyết Định”, được xuất bản ở châu Âu vào năm 1952. Nhiếp ảnh gia đoạt giải này cũng từng nói, “Đối với tôi, nhiếp ảnh vừa là khả năng tư duy nhận thấy ý nghĩa của một sự kiện, trong một phần nghìn giây, vừa là một sắp xếp rõ ràng các hình thức mang lại cho sự kiện ấy lối thể hiện ấn tượng”. Ông là một trong những người đầu tiên sử dụng loại phim 35mm mang phong thái nghệ thuật nhiếp ảnh đã và đang ảnh hưởng đến những người chụp ảnh trên khắp thế giới. Chuyến đi đầu tiên của ông xuống miền Nam Âu và qua vùng tây bắc Phi châu cùng với chiếc Leica 35 mm, không chỉ sáng tạo ra những quy tắc về nghệ thuật, mà còn mang lại cảm hứng cho nhiều người chụp ảnh và phóng viên ảnh hàng thập niên qua.

Nhãn quan nhà báo của Bresson đã mang lại nhiều bức ảnh hết sức mẫu mực, trong đó phải kể đến bức ảnh có tựa đề “Children playing in Ruins” được ông chụp tại Seville năm 1933. Henri Cartier Bresson mất vào ngày 03/8/2004 tại Montjustin, Pháp, nhưng di sản nghệ thuật của ông là bất tử.​

HOMAI VYARAWALLA
“Tôi không muốn mình trở nên một thành phần của đám đông.”​

Khởi đầu sự nghiệp vào những năm đầu thập niên 1930, Homai Vyarawalla là nữ phóng viên ảnh đầu tiên của Ấn Độ, chào đời tại Navsari, Gujarat, Vyarawalla đang lúc đất nước Ấn Độ diễn ra cuộc chiến đấu giành độc lập cho đến khi chấm dứt, bà đã chụp ảnh những ngày cuối cùng của Đế Chế Anh trên đất Ấn mà sau đó khai sinh ra một quốc gia mới. Homai sinh trưởng trong một gia đình không thuộc giới thượng lưu, bà theo học tại Đại Học Bombay và Trường Nghệ Thuật Sir J. J. Bắt đầu sự nghiệp trong vai trò một nhiếp ảnh gia báo chí vào đầu những năm1930, Vyarawall đã chụp ảnh cho nhiều nhà lãnh đạo chính trị cũng như quốc gia, trong đó có Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Muhammed Ali Jinnah, Indira Gandhi và gia đình Nehru-Gandhi trong khoảng thời gian gần ba mươi năm. Bà đã hết sức may mắn chụp được những thời điểm xã hội và chính trị của một quốc gia đang chuyển biến. Bà ghi lại được nhiều sự kiện chủ chốt trong giai đoạn này, trong đó có buổi lễ thượng kỳ đầu tiên tại Red Fort vào ngày 16/8/1947, cuộc triệt thoái của Lord Mountbatten khỏi Án Độ và các đám tang của Gandhi, Nehru, và Lal Bahadur Shastri. Quả thực, Nehru là một trong những chủ thể được bà thích chụp ảnh nhất, và bà cũng đã chụp được nhiều bức ảnh trắng đen hết sức mẫu mực về vị tổng thống này.

Trong thời gian gần 40 năm vào cuối đời, Vyarawalla đã từ bỏ nhiếp ảnh và không chụp thêm một tấm ảnh nào. Khi được hỏi tại sao lại từ bỏ nhiếp ảnh đang lúc ở đỉnh cao sự nghiệp như thế, bà nói, “Còn gì đáng để làm nữa đâu. Chúng tôi đã có những quy tắc dành cho những người chụp ảnh; thậm chí ngay đến các quy định về cung cách ăn mặc chúng tôi cũng đã có. Chúng tôi đối xử với nhau một cách trân trọng, chẳng khác gì đồng nghiệp. Nhưng rồi mọi sự đã thay đổi theo chiều hướng tệ hại. Họ [người chụp ảnh thế hệ mới] chỉ quan tâm đến việc nhanh chóng kiếm tiền; tôi không muốn mình trở nên một thành phần của đám đông như thế.”

Vyarawalla luôn là một trong những phóng viên ảnh huyền thoại của Ấn Độ, và là một người phụ nữ mẫu mực cùng với sự đóng góp phi thường cho nghệ thuật nhiếp ảnh.​

ROBERT CAPA
“Nếu bức ảnh bạn chụp không đủ đẹp, là vì bạn không đến đủ gần.”​

Sinh ngày 22/10/1913 tại Budapest, Robert Capa là nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất về chiến tranh mà ống vốn rất ghét chiến tranh. Ông đã theo học khoa chính trị học tại Deutsche Hochschule für Politik ở Berlin. Phải rời bỏ quê cha đất tổ do mối đe dọa của chế độ phát xít, ông đến đinh cư tại Paris vào năm 1933. Ông đã gặp Pablo Picasso và Ernest Hemingway, và kết bạn với các đồng nghiệp nhiếp ảnh là David ‘Chim’ Seymour và Henri Cartier-Bresson. Thoạt đầu, Capa muốn trở thành một nhà văn; tuy nhiên, ông đã tìm được công việc trong nhiếp ảnh tại Berlin và dần dà yêu mến nghệ thuật ấy. Ông nhận thấy việc chụp ảnh rất khó thực hiện khi làm phóng viên tự do. Ông đã phải che giấu tên gọi bằng tiếng Do thái của mình (Friedmann), và cải đổi thành “Robert Capa”. Bức ảnh đầu tiên của ông được công bố là bức chụp Leon Trotsky đang diễn thuyết tại Copenhagen vào năm 1932.​

Từ năm 1936 trở đi, việc đưa tin của Capa về cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha thường xuyên xuất hiện. Bức ảnh ông chụp một người lính Cộng Hòa bị thương nặng đã làm ông nổi tiếng trên khắp thế giới và ông trở thành một nhiếp ảnh gia chiến tranh đầy uy tín. Ông đã đưa tin bao quát hết 5 cuộc chiến tranh : Nội Chiến Tây Ban Nha, Chiến tranh Nhật Trung, Đệ Nhị Thế Chiến trên toàn châu Âu, Cuộc Chiến Tranh Arab-Israeli năm 1948, Và Chiến Tranh Đông Dương lần thứ I. Ông đã ghi lại diễn tiến của Cuộc Chiến Tranh Thế Giới II tại Luân Đôn, Bắc Phi, Ý, cuộc đổ bộ Normandy trên bãi biển Omaha và cuộc giải phóng Paris. Năm 1947, Capa thành lập Nhóm Magnum cùng với Henri Cartier-Bresson, David Seymour, George Rodger và William Vandivert. Năm 1954, khi đang chụp ảnh Cuộc Sống Đời Thường tại Thai-Binh, Đông Dương, ông đã giẫm phải mìn và bị thiệt mạng. Từ năm 1955, Giải Huy Chương Vàng Robert Capa được thành lập để trao thưởng cho những người có công lao xuất sắc.​

RAGHUBIR SINGH
“Nếu nhiếp ảnh là một cách can thiệp của người Ấn, thì tôi tin rằng việc nhìn thấy bằng màu sắc sẽ không bao giờ đặt ra những vấn đề lý thuyết hay nghệ thuật theo kiểu phương Tây.”​

Raghubir Singh sinh tại Jaipur vào năm 1942, là một người tiên phong trong lĩnh vực chụp ảnh màu, làm việc tại Ấn Độ và sống ở Paris, Luân Đôn, Hong Kong và New York. Singh là một nhiếp ảnh gia tự học, luôn nhấn mạnh vào việc sử dụng ảnh màu vào thập niên 1970, đang khi việc chụp ảnh màu vẫn còn bị đặt ngoài rìa nghệ thuật. Ông cũng đã học biết được phong cách chụp ảnh tư liệu, lấy cảm hứng từ những bức ảnh của Henri Cartier Bresson chụp Ấn Độ mà ông bắt gặp hồi còn trẻ. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã xuất bản 13 cuốn sách, mỗi cuốn được thực hiện từ một nơi và một vùng khác nhau. Bắt đầu bằng cuốn đầu tiên, Ganga: Sông Thiêng Ấn Độ được xuất bản vào năm 1974, sau đó ông chụp ảnh những người dân Rajasthan, Kashmir, Varanasi và Calcutta. Những bức ảnh hấp dẫn của ông về người dân Án Độ được đánh giá rất cao và được triển lãm khắp nơi trên thế giới. Ông cũng được Chinh Phủ Ấn trao giải Padma Shri vào năm 1983.​

“Nếu nhiếp ảnh là một cách can thiệp của người Ấn, thì tôi tin rằng việc nhìn thấy bằng màu sắc sẽ không bao giờ đặt ra những vấn đề lý thuyết hay nghệ thuật theo kiểu phương Tây”, Singh viết trong cuốn Con Sông Sắc Màu: Nước Ấn Độ của Raghubir Singh vào năm 1998. Sưu tập ấn tượng của ông có bức ảnh chụp Những Người Đàn Bà Trong Mưa ở Monsoon (Monghyr, Bihar, 1967) trong đó bốn người phụ nữ đang ướt sũng dưới mưa, tấm váy sari dán sát vào da thịt họ, một phụ nữ trẻ đeo đầy trang sức lóng lánh, mái tóc tung bay, làm nổi bật nét đẹp của bức ảnh.​

Vào những năm cuối thập niên 1960, ông làm việc trong vai trò nhiếp ảnh gia tự do cho một vài tạp chí danh tiếng như Life, The New York Times, Stern và National Geographic.​

ANSEL ADAMS
“Bạn không chụp ảnh, bạn làm ra nó.”​

Ansel Adams (20/02/1902 – 22/4/1984) là một nhiếp ảnh gia và nhà môi trường người Mỹ, chào đời tại San Francisco, California.​

Đã từng học nhạc (piano) từ hồi còn trẻ, nhưng sau đó từ bỏ để đeo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh. Ông đã đến thăm quan Công Viên Quốc Gia Yosemite cùng với gia đình và phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên. Ông thực hiện các bức ảnh bằng một chiếc Kodak được bố tặng. Sau này, ông trở lại nơi ấy với các trang thiết bị nhiếp ảnh tốt hơn. Ông đã học được kỹ thuật buồng tối cơ bản trong lúc làm việc chung với một người xử lý ảnh tại địa phương San Francisco.​

Ông gia nhập CLB Sierra (một nhóm bảo vệ những vùng hoang dã trên trái đất) lúc mới 17 tuổi và từ đó trở thành thành viên thường trực cho đến sau này, cùng với vợ, làm Lãnh Đạo nhóm. Những bức ảnh đầu tiên của ông được công bố vào năm 1921. Trong thập niên 1920, ông phát triển phong cách nhiếp ảnh của mình và cho xuất bản danh mục đầu tiên đã mang lại cho ông thành công. Ông làm việc nhiều năm bằng cách thử nghiệm chụp ảnh và những phong cách mới của mình. Những bức chụp phong cảnh trắng đen về Miền Tây Hoa Kỳ đã trở thành một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất của ông, đặc biệt những bức chụp Công Viên Quốc Gia Yosemite. Một số những bức ảnh rất nổi tiếng của ông gồm, ‘Monolith, the Face of Half Dome’, Rose and Driftwood, Moonrise và nhiều bức khác nữa. Cùng vói đó, Ansel Adams cũng đã cho xuất bản nhiều cuốn sách về nhiếp ảnh và kỹ thuật.​

Ông qua đời tại California ở tuổi 82, do một cơn đau tim.​

GAUTAM RAJADHYAKSHA
“Một nhiếp ảnh gia hoàn hảo là người có thể mang ánh sáng mặt trời vào trong studio.”​

Một bậc thầy về chụp ảnh chân dung và là một nhà văn, sinh ngày 16/9/1950, Gautam Rajadhyaksha là nhiếp ảnh gia thời trang hàng đầu của Ấn Độ. Vào những năm đầu thập niên 1980, trong lúc chụp ảnh cho diễn viên Shabana Azmi, Jackie Shroff và Tina Munim, mối bận tâm của ông về việc chụp ảnh chân dung đã đươc khơi dậy. Ông từ bỏ công việc quảng cáo vào năm 1987 và bắt đầu theo đuổi chụp ảnh thương mại như một sự nghiệp. Ông cũng làm việc cho Lintas, một đại lý quảng cáo hàng đầu vào năm 1974 trong vai trò người viết quảng cáo; trong lúc tiếp tục niềm say mê nhiếp ảnh của mình hồi còn trẻ, Rajadhyaksha bắt đầu đảm nhận những công việc kinh doanh, từ đó ông tham gia vào các chiến dịch chụp ảnh sản phẩm, các nhiệm vụ về truyền thông và các danh mục thời trang, ngay sau khi ông bắt đầu làm việc với các tạp chí điện ảnh nổi tiếng và hấp dẫn như, Cine Blitz, Stardust và Filmfare.​

Cuốn sách ảnh đầu tiên của ông có tựa đề FACES được xuất bản vào năm 1997, trong đó đề cập đến 45 diễn viên điện ảnh, bắt đầu từ Durga Khote và kết thúc với Aishwarya Rai. “Một nhiếp ảnh gia hoàn hảo là người có thể mang ánh nắng mặt trời đến cho các studio,” ông đã từng nói trong một cuộc phỏng vấn. Ông qua đời vào ngày 13/9/2011, để lại công trình ấn tượng của mình mà sau này gợi cảm hứng cho những nhà nhiếp ảnh muốn bước vào thế giới chân dung. Hai mươi năm hoạt động nhiếp ảnh của ông đã được trưng bày trong một cuộc triển lãm tổ chức tại Pune, Maharashtra vào năm 2000, và đồng thời hấp dẫn một lượng lớn người đến xem. Sau đó, các tác phẩm của ông còn được triển lãm tại San Francisco, Luân Đôn và Dubai.​

VIVIAN MAIER​

Vivian Maier (01/02/1926 – 21/4/2009) là một nhiếp ảnh gia đường phố người Mỹ chào đời tại Thành Phố New York. Tuy được sinh ra tại Hoa Kỳ, nhưng lại chính là ở Pháp mà Maier trải qua phần lớn tuổi trẻ của mình. Maier trở về Mỹ vào năm 1951, ở đó, bà đã đảm trách công việc giữ trẻ và giúp việc chăm sóc người già. Vào những lúc rảnh rỗi, Maier mạo hiểm bước vào nghệ thuật nhiếp ảnh. Trong gần năm thập kỷ, bà không ngừng chụp ảnh, và cả đời bà đã chụp được trên 150,000 bức ảnh, chủ yếu là con người và các công trình kiến trúc tại New York, Chicago, và Los Angeles. Các bức ảnh của bà đều không được biết đến và không được công bố khi bà chỉ để lại trên 100.000 phim âm bản.​

Toàn bộ công trình của Maier được đưa ra ánh sáng vào năm 2007 khi chúng được phát hiện tại một buổi đấu giá ở mạn Tây Bắc Chicago Northwest. Một nhà sưu tầm người Chicago, John Maloof, đã mua được một số bức ảnh, và chúng sớm được phổ biến trên mạng trực tuyến, sau khi được ông ta chia sẻ trên Flickr thông qua blog riêng của mình. Các bức ảnh liền nhận được mối quan tâm và sự hoan nghênh khắp nơi. Hiện nay, công trình của bà đang được lưu trữ và lên danh mục để người ta thưởng ngọn và dành cho các thế hệ tương lai. John Maloof là người chủ chốt trong chương trình sau khi đã thực hiện lại gần như toàn bộ việc lưu trữ, mà trước đó đã bị phân tán bởi những người mua khác nhau từng tham gia cuộc đấu giá. Trong thời gian này, với gần 90% được tái dựng, công trình của bà góp phần vào một phục hưng liên quan đến nghệ thuật nhiếp ảnh đường phố. Các bức ảnh của Maier đã được triển lãm tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và Nam Mỹ, đồng thời cuộc đời và tác phẩm của bà cũng trở thành đề tài cho các cuốn sách và phim tư liệu.​

PRABUDDHA DASGUPTA​

Prabuddha Dasgupta là một nhiếp ảnh gia thời trang và mỹ thuật tự học, xuất thân từ Ấn Độ, nổi tiếng nhờ phong cách ấn tượng về ảnh trắng đen. Ông đã theo học khoa lịch sử nhưng bắt đầu sự nghiệp của mình bằng viết quảng cáo trước khi chuyển sang nhiếp ảnh. Trong sự nghiệp của mình, ông đã đảm trách công việc thương mại, nhưng cũng thực hiện cả nghệ thuật riêng của mình. Ông đã mang lại một thứ táo bạo nhất định trong cả hai lĩnh vực hoạt động ấy, và việc luôn duy trì được tính cách đặc thù của chúng đã nhanh chóng đặt ông vào hàng ngũ những người tài năng nhất trên đất nước ông.​

Những tác phẩm nổi tiếng của Prabuddha Dasgupta gồm có : ‘Women’, ‘Ladakh’ (2000) và ‘Edge of Faith’ (2009). ‘Women’ là một sưu tập các bức chân dung và ảnh khỏa thân của những phụ nữ thành thị Ấn Độ mang lại cho loại hình khỏa thân vị trí đúng đắn của nó trong tiến trình văn hóa Ấn. Trải qua nhiều năm, ông đã làm việc với nhiều tạp chí hàng đầu như Vogue, Harpers Bazaar, Elle và GQ. Ông cũng đã cho xuất bản vài cuốn sách nghệ thuật cùng với các bức ảnh của ông. Công trình của ông được công bố tại Ấn Độ và trên khắp thế giới. Ông cũng là người đã nhận được nhiều giải thưởng như giải Yves Saint Laurent dành cho nhiếp ảnh. Bức ảnh cuối cùng của ông là ‘Longing’ được chụp tại New York vào năm 2007. Ông qua đời do một cơn đau tim ở tuổi 55 khi dang trên đường đến sân bay Mumbai.​

ANNIE LEIBOVITZ
“Tôi mong tất cả sự lộng lẫy của thiên nhiên, tất xúc cảm trên mặt đất, nghị lực sống của mọi nơi đều được chụp ảnh.”​

Sinh ngày 02/10/1949, Annie Leibovitz là một nhiếp ảnh gia người Mỹ chuyên chụp chân dung. Bà đã phát triển kỹ năng chụp ảnh của mình trong lúc đang đi học và làm việc. Bà bắt đầu sự nghiệp trong vai trò môt nhân viên chụp ảnh cho tạp chí ‘Rolling Stones”. Năm 1979, bà được đề cử làm trưởng nhóm chụp ảnh của tạp chí này, nơi bà làm việc cho đến năm 1983. Cùng với Rolling Stones, Leibovitz đã phát triển kỹ thuật riêng bằng cách sử dụng màu sắc táo bạo và những bức ảnh gây ngạc nhiên. Một bức ảnh Lennon hoàn toàn khỏa thân đang cuộn mình ôm lấy cô vợ, Yoko Ono, mặc đầy đủ quần áo, được chụp chỉ vài tiếng trước khi anh ta bị sát hại. Bức ảnh đã trở thành một trong những bức được biết đến nhiều nhất của Leibovitz. Phong cách chụp ảnh độc đáo của bà đã được quảng đại quần chúng đánh giá rất cao. Trải qua nhiều năm tháng, bà đã chụp được nhiều khoảnh khắc mật thiết của các chủ thể, thực sự miêu tả được các cảm xúc và tính cách của nhân vật đã được bà chụp ảnh.​

Annie Leibovitz đã cho trưng bày các tác phẩm của mình trên khắp thế giới tại một vài cuộc triển lãm và đã giành được nhiều giải thưởng như American Society of Magazine Photographers (ASMP), Nhiếp ảnh gia của năm (1984) và giải Infinity dành cho nhiếp ảnh do Trung Tâm Nhiếp Ảnh Quốc Tế trao (1990).​

Tác phẩm cuối cùng của bà vào năm 2015 là bộ ịch ảnh Pirelli dành cho năm 2016 trong đó bà chuyển thể từ kiểu lịch thông thường sang chỗ tập trung vào những người phụ nữ đáng khâm phục vì chống đối đời sống tình dục. Bà cũng đã chụp một bức ảnh người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg cùng với cô vợ Priscilla Chan đang mang thai.​

PABLO BARTHOLOMEW​

Sinh ra tại New Delhi vào năm 1955, Pablo Bartholomew là môt nhiếp ảnh gia Ấn Độ đạt giải thưởng dựa trên cách chụp ảnh độc lập. Ông đã học được nghề nhiếp ảnh từ người cha, Richard Bartholomew (1926-1985). Lúc còn trẻ, khi mới 21 tuổi, ông đã hoạt động như một phóng viên ảnh, và sớm nhận được giải thưởng báo chí đầu tiên vào năm 1976, do loạt hình chụp những người nghiện ma túy. Ông tiếp tục làm việc trong vai trò người chụp ảnh cho nhiều hãng phim khác nhau tại Mumbai để tài trợ cho kế hoạch chụp ảnh tư liệu riêng. Năm 1983, ông gia nhập Gamma Liaison và tại đấy, ông đã làm việc gần 20 năm.​

Là một phóng viên ảnh, ông chụp ảnh các xã hội đang xung đột và chuyển biến. Tác phẩm của ông được công bố trên các tạp chí danh tiếng khác nhau như New York Times, Time, Newsweek và National Geographic. Năm 1984, ông đạt giải World Press một lần nữa trong lĩnh vực tin tức do bức chụp nổi tiếng của ông về một em bé đã chết vì khí độc rò rỉ trong thảm họa nhà máy hóa chất Union Carbide ở Bhopal, Ấn Độ. Ông cũng đã chụp đám tang của Indira Gandhi và hậu quả cuộc ám sát ấy, những cuộc nổi loạn của người Hindu-Sikh, sự trổi dậy của phong trào Khalistani, sự nghiệp chính trị của Rajiv Gandhi, đám tang Mẹ Teresa, những cơn lốc xoáy tại Bangladesh, cuộc ám sát Nellie tại Assam, và cuộc phá hủy Babri Masjid khiến ông suýt bị giết, và nhiều tin tức tường thuật khác nữa. Năm 2013, Pablo Bartholomew được chính phủ Ấn Độ trao giải Padma Shri rất có uy tín.​

THEO TINHTE.VN

Nabhan Abdullatif và những tác phẩm minh hoạ mang tính hài hước




Nabhan Abdullatif là một hoạ sĩ minh hoạ người Omani(Oman- 1 quốc gia vùng trung đông), anh từng học thiết kế đồ hoạ tại trường Đại học Applied Science ở Jordan.
Những tác phẩm của anh luôn mang đến nụ cười cho người xem bới tính chất vui nhộn hài hước và không kém phần sáng tạo của chúng.

Những tác phẩm PhotoManipulation ấn tượng của 1 tác giả người Indonesia

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn 1 tác giả đến từ đất nước Indonesia với những tác phẩm về chủ đề manip rất ấn tượng. Anh tên là Dheny Patungka

Điểm đặc trưng dễ nhận thấy trong từng tác phẩm của anh là phong cách giản dị, không cầu kì, không hào nhoáng nhưng vẫn rất có sức hấp dẫn đối với người xem, bố cục ảnh thường đặt chủ thể vào giữa khuôn hình, nhằm nhấn mạnh 1 cách rõ nét nhất nôi dung của tác phẩm.


Mời các bạn xem qua: